nhận tin KHUYẾN MÃI
Phanh xe đạp là bộ phận bảo đảm an toàn khi người dùng điều khiển phương tiện. Hệ thống phanh sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu được chăm sóc, bảo dưỡng và căn chỉnh đúng cách. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách chỉnh phanh xe đạp cùng những lưu ý quan trọng khi thực hiện.
Trước khi tiến hành chỉnh sửa phanh, bạn cần chuẩn bị dụng cụ và đặc biệt chú ý đến các bộ phận quan trọng sau:
Má phanh: khoảng cách giữa má phanh và vành xe cách đều nhau, ngoài ra má phanh nằm cong theo đường cong trên má vành.
Chìa lục giác: Dụng cụ cần thiết để điều chỉnh và siết chặt các bu lông.
Bu lông: Phần giữ cố định các bộ phận của hệ thống phanh.
Ốc điều chỉnh: Dùng để thay đổi độ căng của dây phanh.
Cáp phanh: Dây nối giữa tay phanh và má phanh, giúp truyền lực từ tay phanh xuống má phanh.
Sau đây xe2banh.com.vn sẽ hướng dẫn các bạn cách chỉnh phanh xe đạp loại phanh V hiện đang rất phổ biến trong nhiều dòng xe đạp.
Trường hợp 1: Điều chỉnh độ căng dây phanh
Thao tác 1: điều chỉnh con ốc siết dây ở trên dàn phanh, nằm bên dưới gần má phanh.
Thao tác 2: điều chỉnh con ốc siết dây ở trên tay phanh, vặn lúm để điều chỉnh độ căng của dây phanh.
Trường hợp 2: Điều chỉnh má phanh 2 bên cách đều 2 má vành
Bên dưới má phanh 2 bên có 1 con ốc và ta thao tác con ốc này như sau. Vặn chặt ốc má phanh sẽ bung ra ngoài, ngược lại khi bạn nới lỏng ốc, 2 má phanh sẽ thu vào trong. Ta điều chỉnh sao khoảng cách của má phanh và má vành ở 2 bên cách đều bằng nhau.
Trường hợp 3: Điều chỉnh má phanh trong trường hợp quá sát lốp hoặc xuống quá sâu
Bạn dùng lục giác nới lỏng ốc cố định má phanh, điều chỉnh má phanh sao cho độ cong của má phanh cong theo đường vành trên má vành. Sau đó bạn bóp tay phanh chặt, dùng lục giác siết ốc cố định má phanh lại.
Ngoài ra còn một số loại phanh xe đạp khác, bạn có thể dựa vào nguyên lý chỉnh phanh chữ V để tinh chỉnh phanh xe.
Nguồn tham khảo ( youtube xe điếc ): https://www.youtube.com/watch?v=i22hZ3WdxNg
Khi chỉnh phanh xe đạp, bạn cần lưu ý:
Kiểm tra, thay thế bảo vệ phanh: Đảm bảo bộ phận bảo vệ phanh trước, sau luôn nguyên vẹn nhằm tránh bụi bẩn và tác động bên ngoài lên phanh.
Kiểm tra và điều chỉnh dây phanh: Kiểm tra dây phanh có bị xoắn hoặc quá dài.
Kiểm tra và thay đổi mặt phanh: Xem xét mặt phanh phía trước, sau để đảm bảo không bị mòn quá mức. Nếu mặt phanh đã mòn, đừng quên thay thế mặt phanh mới với hiệu suất tốt nhất.
Kiểm tra độ căng của cáp: Đảm bảo cáp phanh không quá lỏng hoặc quá căng. Cáp phanh lỏng sẽ khiến phanh hoạt động không hiệu quả, trong khi cáp quá căng có thể gây khó khăn khi điều khiển hoặc làm hỏng phanh.
Bảo dưỡng định kỳ: Thực hiện bảo trì định kỳ cho hệ thống phanh xe như kiểm tra, làm sạch và bôi trơn để đảm bảo phanh hoạt động trơn tru.
Sử dụng đúng cách: Khi điều khiển xe, bạn hãy bóp tay phanh nhẹ nhàng, đều đặn. Tránh bóp phanh một cách đột ngột vì điều này có thể gây mất kiểm soát hoặc làm hỏng phanh.
Chỉnh phanh xe đạp không chỉ giúp đảm bảo an toàn trong lúc điều khiển mà còn kéo dài tuổi thọ cho hệ thống phanh. Với những hướng dẫn trên, hy vọng bạn có thể thực hiện chỉnh sửa và bảo trì phanh xe nhanh chóng, hiệu quả.