Giỏ hàng trống

nhận tin KHUYẾN MÃI

Những ai không nên đạp xe?

Đạp xe là phương thức tập luyện hữu ích bởi không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn đảm bảo tinh thần thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, đối với một số người, đạp xe có thể để lại những tác động xấu. Vậy những ai không nên đạp xe? Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu nhé.

1. Người mắc bệnh động kinh

Người mắc bệnh động kinh thường hay gặp những cơn co giật bất ngờ hoặc có thể mất ý thức tạm thời. Điều này rất dễ gây nguy hiểm khi đạp xe vì người bệnh có thể mất kiểm soát tay lái, dễ gây tai nạn nghiêm trọng. Nếu di chuyển trong khu vực đông đúc, nguy cơ va chạm sẽ ngày càng cao. 

người bị động kinh

Do đó, người mắc bệnh động kinh nên có người giám sát đi kèm và chỉ nên tập luyện ở khu vực an toàn, không có xe cộ qua lại như công viên hoặc sân tập kín.

2. Bệnh nhân phẫu thuật hộp sọ

Bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật hộp sọ hoặc những can thiệp sâu vào não bộ thường cần thời gian phục hồi lâu dài. Đạp xe có thể tạo rung động tác động lên vùng đầu, từ đó làm tăng nguy cơ chảy máu cùng biến chứng nguy hiểm khác.

Bệnh nhân nên đợi đến khi sức khỏe ổn định hoàn toàn và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào.

3. Người có nguy cơ tăng huyết áp

Người có tiền sử huyết áp cao nên tránh hoạt động thể chất mạnh như đạp xe, đặc biệt khi leo dốc hoặc đạp nhanh. Vận động mạnh khiến nhịp tim tăng và huyết áp dễ tăng theo, tạo áp lực lớn lên thành mạch máu và có thể dẫn đến những tình trạng nguy hiểm như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.

tăng huyết áp

Nếu muốn tập luyện, người mắc bệnh cao huyết áp nên chọn hoạt động thể thao nhẹ nhàng hơn như đi bộ, yoga hoặc đạp xe ở cường độ thấp dưới sự giám sát của người khác.

4. Mắc bệnh tim mạch

Đạp xe là một hoạt động cần nhiều năng lượng và nhịp tim phải đập nhanh hơn để cung cấp oxy cho cơ bắp. Đối với người mắc bệnh tim mạch, như suy tim, hẹp động mạch vành hay từng bị nhồi máu cơ tim, đạp xe có thể làm tăng gánh nặng cho trái tim, gây suy tim cấp, thậm chí đột tử.

Người mắc bệnh tim mạch nên tránh hoạt động mạnh và nên lựa chọn những môn thể thao ít áp lực hơn như đi bộ, bơi lội hoặc yoga.

5. Bệnh nhân viêm mạch tắc nghẽn

Viêm mạch tắc nghẽn là tình trạng mạch máu bị hẹp hoặc tắc, khiến lưu thông máu khó khăn hơn. Cơ bắp cần máu nhiều hơn khi đạp xe. Nếu quá trình vận chuyển máu đến các cơ bị hạn chế do tắc nghẽn mạch, bạn sẽ cảm thấy đau nhức và tình trạng bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn.

6. Người bị đầy hơi ruột non

Người bị đầy hơi ruột non sẽ dễ gặp phải triệu chứng khó chịu như đau bụng, chướng hơi, cảm giác không tiêu khi đạp xe. Nguyên nhân do toàn thân chuyển động, rung lắc có thể kích thích ruột non, làm tăng tình trạng đầy hơi và gây khó chịu.

đầy hơi ruột non

7. Người mắc các bệnh về mắt

Người có thị lực yếu, cận thị nặng hoặc mắc bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng sẽ gặp khó khăn khi quan sát đường đi, dễ gây ra tai nạn khi đạp xe. Đặc biệt, khi di chuyển trên đường phố, việc không nhìn rõ vật cản có thể dẫn đến va chạm nguy hiểm.

8. Người bị khuyết tật nghe, nói

Người bị khuyết tật nghe hoặc nói sẽ gặp khó khăn khi nhận biết âm thanh từ các phương tiện hoặc tín hiệu cảnh báo xung quanh. Điều này cực kỳ nguy hiểm khi đạp xe trên đường nếu người lái không thể phản ứng kịp.

9. Phụ nữ đang mang thai

Cảm giác hồi hộp, khó thở và nhiệt độ cơ thể tăng khi đạp xe còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và bé (đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba). 

phụ nữ mang thai

Trong những tháng cuối thai kỳ, trọng tâm cơ thể của phụ nữ thay đổi, dễ gây mất thăng bằng và nguy cơ té ngã. Đạp xe còn tạo áp lực lên vùng chậu, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, chưa kể nếu bị ngã hoặc tai nạn. 

10. Người mắc các bệnh xương khớp

Người mắc bệnh về xương khớp như viêm khớp hay thoái hóa khớp, sẽ gặp khó khăn khi đạp xe do các khớp ở chân phải chịu áp lực lớn. Đạp xe có thể làm tăng cảm giác đau, khó chịu và gây tổn thương các khớp yếu. 

Đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phù hợp cho tất cả mọi người. Đối với những người có các vấn đề sức khỏe đặc thù kể trên, đạp xe có thể gây ra nhiều rủi ro không mong muốn. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ hình thức tập luyện nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tin xem nhiều

Sản phẩm đã xem